[Page principale | La Bible]

MÔI-SE

Truyện tranh tô màu

 

 

 

 

Một dân  tộc xa lạ đến lập nghiệp tại xứ Ai Cập.

Đó là dân Y-sơ-ra-ên (tức Do Thái), hậu tự của tộc trưởng Gia-cốp và mười hai con trai của ông. Nhiều năm về trước, do gặp cơn đói kém khủng khiếp, họ đã từ xứ Ca-na-an quê nhà đến đây để sống bên cạnh dòng sông Nil.

Vua Pha-ra-ôn xứ Ai Cập đã đón tiếp họ cách nồng hậu.

Tuy nhiên, gần 300 năm đã trôi qua trước khi có câu truyện về Môi-se. Giờ đây một vua Pha-ra-ôn khác lên nắm quyền cai trị xứ Ai Cập. Dân sự Y-sơ-ra-ên vẫn sống ở khu vực Gô-sen và dân số không ngừng gia tăng cực kỳ nhanh chóng, khiến cho vua Pha-ra-ôn lo ngại về sự hiện diện của số dân ngoại bang này đang sống trong đất nước mình.

Vua Pha-ra-ôn nghĩ  rằng trong trường hợp xảy ra biến động, đám dân này có thể nhảy sang đứng bên kẻ thù và trở thành mối nguy hiểm cho xứ Ai Cập.

 

Vua Ai Cập liền hỏi ý kiến  các cận thần

« Chúng ta phải làm gì với dân Y-sơ-ra-ên ?»

Một cận thần phát biểu : « Phải biến chúng thành đám dân nô dịch để phục vụ chúng ta».

Một người khác nói : « Chúng sẽ được sử dụng như những công nhân rẻ tiền cho các công trình xây dựng của vua

Thế là, dân Y-sơ-ra-ên phải làm xâu dịch nặng nề trong các công việc làm gạch làm hồ đầu tắt mặt tối suốt ngày nọ qua ngày kia.

Mấy tên cai thợ người Ai Cập giám sát họ một cách khắc nghiệt, do đó dân Y-sơ-ra-ên phải chịu nhiều khốn khổ trong công việc lao động vất vả.

Mặc dù công việc khó nhọc, dân Y-sơ-ra-ên vẫn mỗi lúc một trở nên đông đảo. Vốn e ngại về đám dân này, vua xứ Ai Cập (tức Ê-díp-tô) liền đưa ra một quyết định khủng khiếp là hết thảy những bé trai mới sinh của dân Hê-bơ-rơ (tức Y-sơ-ra-ên hay Do Thái) đều phải bị nhận nước cho chết dưới dòng sông Nil.

Am-ram và Giô-kê-bết, một gia đình người Hê-bơ-rơ , hạ sinh được một đứa con trai, lúc ấy bé được 3 tháng.

Cho tới lúc đó, người mẹ của đứa bé đã cố gắng giấu con mình kỹ lưỡng, song vì bé mỗi lúc một lớn cho nên tiếng khóc của bé cũng càng lớn.

« Phải làm sao để cứu con trai mình đây ? », người mẹ lo lắng tự hỏi.

Thế rồi nàng quyết định cho đang một chiếc rương mây, trét chai và nhựa thông để nước không thấm vào được.

 

Nàng Giô-kê-bết bỏ con trai mình vào chiếc rương mây, cẩn thận mang ra bờ sông Nil, và thả nó xuống dựa mé sông Nil.

Lòng hồi hộp, người mẹ đặt chiếc rương mây giữa vùng lau sậy để tránh cho dòng nứoc khỏi cuốn con mình đi. Rồi nàng buồn bã trở về nhà.

 

 

Nhưng Mi-ri-am, con gái của Giô-kê-bết, vẫn nán đứng lại gần đó để xem điều gì sẽ xảy ra cho em trai bé bỏng của mình ? Không bao lâu sau, Mi-ri-am thấy có con gái Pha-ra-ôn ra sông tắm, trong khi các con đòi di dạo chơi trên mé sông.

Bỗng công chúa phát hiện thấy có chiếc rương mây thả trôi giữa đám lau sậy, liền sai một con đòi vớt đem lên bờ.  Tò mò, công chúa cho mở nắp chiếc rưong mây ra thì thấy một em bé đang khóc.

« Đây là một đứa con trai của người Hê-bơ-rơ.» , công chúa nhìn chăm đứa bé với niềm trắc ẩn và thốt lên như thế.

Mi-ri-am, chị của đứa bé, đã quan sát thấy hết cảnh tượng này, vội vàng bước ra khỏi chỗ ẩn nấp. Và Đức Chúa Trời, Đấng gìn giữ  đứa trẻ này, liền giúp cho Mi-ri-am có một ý kiến tuyệt vời. Nàng tiến lên thưa với công chúa Pha-ra-ôn :

« Thưa công chúa, tôi có cần tìm một người vú để cho trẻ bú sữa chứ ? ».

Công chúa Pha-ra-ôn liền đồng ý với đề nghị của Mi-ri-am. Các bạn có biết Mi-ri-am chạy đi đâu để tìm người vú không ? Dĩ nhiên là chạy về người mẹ của mình. Lòng cảm thấy nhẹ nhàng và vui mừng , Giô-kê-bết đến gặp công chúa Pha-ra-ôn. Thế là nàng tìm lại được con trai mình và từ nay có thể gần gũi chăm sóc nó mà không phải sợ hãi gì bọn người Ê-díp-tô ngoài kia. Công chúa còn hứa trả công nuôi dưỡng cho nàng nữa. Và công chúa Pha-ra-ôn cũng không hề hay biết rằng Giô-kê-bết chính là mẹ của đứa bé.

Vài năm sau, Giô-kê-bết mang con trai mình đến cho công chúa Pha-ra-ôn. Công chúa nhận đứa bé làm con nuôi và đặt tên cho nó là “Môi-se”, có nghĩa là “được vớt lên khỏi nước”.

 

Trải qua nhiều năm trời, Môi-se được lớn lên tại chốn cung vàng điện ngọc của công chúa Pha-ra-ôn và hấp thụ được một nền giáo dục  quyền quý cao sang. Đó là quá trình trưởng thành của Môi-se.

Một ngày nọ, ông buớc ra xem tình cảnh của dân mình, thấy họ phải lao động xâu dịch nặng nề vất vả. Thình lình, ông chứng kiến cảnh một tên cai Ê-díp-tô đánh đập một công nhân Y-sơ-ra-ên, đồng bào ruột thịt của mình. Môi-se cảm thấy bất bình, muốn nhảy vào can thiệp. Nhìn thấy bốn phía gần đó không có ai, Môi-se liền đánh chết tên cai Ê-díp-tô rồi đem vùi xác dưới cát.

 

Ngày hôm sau, Môi-se thấy có hai đồng bào Hê-bơ-rơ của mình tranh cãi đến đánh lộn nhau, liền bảo người có lỗi :

« Anh em ơi, tại sao lại phải đánh đập đồng bào ruột thịt của mình

Nhưng người đó liền nói : « Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta ? Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng

Nghe vậy, Môi-se hoảng sợ, nghĩ rằng hành động hôm qua của mình đã bị bại lộ rồi ! Thế là Môi-se tìm đường tẩu thoát.

 

Môi-se chạy trốn thật xa, vào đến tận xứ Ma-đi-an. Mệt mỏi, ông ngồi nghỉ chân bên một giếng nước, trong khi đó có các thiếu nữ cũng dẫn bầy chiên của cha mình đến đấy uống nước.

Nhưng có mấy kẻ chăn chiên đến đuổi các nàng đi.Thấy vậy, Môi-se liền đứng dậy binh vực cho những nàng thiếu nữ và cho bầy chiên của các nàng uống nước.

Thấy hôm nay sao các con gái mình trở về rất sớm, người cha lấy làm ngạc nhiên. Các thiếu nữ  liền kể cho cha mình nghe thế nào có một « người Ê-díp-tô » đã đến binh vực giúp đỡ họ thoát khỏi tay bọn chăn chiên hung dữ.

Ông cha bèn hỏi : « Thế người ấy hiện ở đâu ? ».

« Hãy mời người ấy vào dùng bữa với gia đình chúng ta. »

 

 Môi-se chấp nhận ở lại gia đình Ma-đi-an này, làm việc cho người cha và được ông gả con gái mình là nàng Sê-phô-ra cho Môi-se lấy làm vợ.

Trải suốt bốn mươi năm, Môi-se chăn giữ các bầy chiên bầy cừu của ông gia mình trong vùng đồng vắng.  Có khi nào Môi-se nhớ lại những tháng năm sống tại xứ Ê-díp-tô không nhỉ ? Sống trong cung vàng điện ngọc của Pha-ra-ôn là sống trên quyền quý giàu sang, trên nhung gấm lụa là, nhưng tấm lòng của Môi-se bao giờ hướng về  những đồng bào ruột thịt của mình, là dân sự Y-sơ-ra-ên. ..

 

Một ngày kia, Môi-se dẫn bầy chiên của ông gia mình vào bên kia đồng vắng để tìm cỏ cho chiên ăn. Ông đến vùng núi Hô-rếp. Chính tại đây, Môi-se chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ phi thường : một bụi gai lửa cháy mà không rụi tàn. Ông liền có ý muốn đến gần để xem cho rõ hơn.

Nhưng từ trong bụi gai lửa cháy bỗng có tiếng phán ra :

«  Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se ! Chớ lại gần chốn này. Hãy cởi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất thánh.»

 

Môi-se hiểu ngay đó là tiếng Đức Chúa Trời phán cùng ông. Môi-se liền che mặt vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa đã phán cùng ông :

« Ta đã thấy hoàn cảnh khốn khó cực nhọc của dân ta..., có nghe tiếng kêu than của chúng, và thấu hiểu những nỗi thống khổ của chúng. Ta muốn giải cứu dân ta thoát khỏi bàn tay của người Ê-díp-tô .»

Đối với Đức Chúa Trời, thì giờ đây đã đến lúc phải vùa giúp và giải thoát dân sự Ngài. Và Môi-se, kẻ chăn cừu thầm lặng trong sa mạc hoang vắng, chính là người phải đưa vai gánh lấy sứ mạng nặng nề này.

Đức Chúa Trời truyền lệnh cho Môi-se :

« Hãy đến gặp Pha-ra-ôn và dẫn dắt dân sự Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô 

Nhưng Môi-se trả lời :

« Tôi không làm nỗi công việc này đâu ... Làm sao tôi có thể đến yết kiến Pha-ra-ôn khi tôi chỉ là một kẻ chăn chiên chăn cừu nghèo hèn ?»

« Ta sẽ ở cùng ngươi.» , Chúa liền hứa cùng Môi-se.

Và Môi-se đã nhận từ nơi Chúa sự chỉ đạo về những gì cần nói với Pha-ra-ôn.

Nhưng Môi-se lo ngại về thái độ đáp ứng của dân sự Y-sơ-ra-ên, nên đã hỏi Chúa : « Liệu họ có tin là Chúa sai tôi đến không ? » 

Đức Chúa Trời liền ban cho Môi-se hai dấu kỳ phép lạ để chứng minh cho dân sự thấy rằng chính Đức Chúa Trời đã sai phái ông đến.

Dấu kỳ phép lạ thứ nhất, ấy là Môi-se khi quăng chiếc gậy của mình xuống đất thì chiếc gậy hoá thành con rắn, nhưng khi Môi-se nắm chiếc đuôi con rắn thì nó lại hoá thành chiếc gậy nằm trong tay Môi-se.

Dấu kỳ phép lạ thứ hai, ấy là khi bàn tay Môi-se đặt vào lòng rồi lấy ra, thì bàn tay nổi phung trắng như tuyết. Nhưng khi ông đặt lại bàn tay vào lòng rồi lấy ra, thì bàn tay được lành lặn như trước.

Đức Chúa Trời phán tiếp cùng Môi-se :« ...Nếu dân chẳng tin cả hai dấu này và không vâng theo lời ngươi, thì hay lấy nước dưới sông Nil mà làm tràn ngập trên mặt đất ; nước mà ngươi đã lấy dưới sông lên đó, sẽ thành máu trên mặt đất vậy

Tuy nhiên, Môi-se vẫn còn do dự để làm theo lệnh của Đức Chúa Trời ban truyền cho ông. Vì vậy, Đức Chúa Trời quyết định cho gọi A-rôn, người anh trai của Môi-se, đi cùng với ông đến  yết kiến Pha-ra-ôn. Cuối cùng, Môi-se đã chấp nhận làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.

 

Môi-se thực sự có lòng thương nước thương dân và muốn làm điều gì đó tốt lành cho đồng bào mình. Hồi còn thanh niên, ông đã giết chết một người Ê-díp-tô để giải cứu một người dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng hành động ấy đã dẫn tới điều gì ? Môi-se đã phải trốn chạy để tìm nơi ẩn náu nơi đất khách quên người.  

Và trải qua nhiều năm tháng dài, Môi-se đã âm thầm sống cuộc đời một kẻ chăn cừu chăn chiên bình dị. Và thời gian này giúp Môi-se có nhiều cơ hội suy ngẫm lại cuộc đời mình. Sau bốn mươi năm sống trong đồng vắng hoang sơ, khi được găp Đức Chúa Trời, Môi-se đã có nhiều đổi thay. Ông trở nên một người nhu mì, khiêm nhường, e dè về những tài năng riêng tư của mình. Chính vì vậy Đức ChúaTrời đã phải ra sức động viên và thuyết  phục để Môi-se bằng lòng chấp nhận gánh vác sứ mạng mà Ngài muốn giao phó cho ông.

Đức Chúa Trời có một chương trình kế hoạch cho mỗi đời sống, của bạn cũng như của tôi. Bởi Kinh Thánh, bạn có thể nhận biết những ý nghĩ của Đức Chúa Trời về loài người, và bạn có thể học biết về Con Trời Giê-su. Đức Chúa Trời muốn bạn đem lòng tin cậy nơi Ngài và xưng nhận mọi tội lỗi của mình.

Làm được điều đó, bạn sẽ có thể sống như Môi-se, một đời sống cùng đi với Đức Chúa Trời. Thực vậy, một cuộc đời được Đức Chúa Trời dẫn dắt là cả một cuộc đời hạnh phúc và thành đạt.